Chức năng chính của thanh cái là dẫn điện và phân chia dòng điện từ lưới điện hoặc máy phát điện tới các dây dẫn được kết nối với nó.
Đồng thanh – Busbar có chức năng là cầu nối trung gian kết nối với các thiết bị khác trong tủ điện, trạm điện: biến dòng, biến điện áp, máy cắt…
Độ dài và kích thước lớn nhỏ của một thanh đồng phụ thuộc vào yêu cầu đấu nối như: số lượng đường dây cần đấu nối vào thanh cái đó, kích thước của tủ điện hay trạm biến áp, yêu cầu chịu tải và một số yếu tốt khác.
Bảng quy cách thanh đồng:
Công thức tính trọng lượng đồng các loại:
- Đồng thanh cái( Đồng đỏ la, nẹp…)
- Trọng lượng đồng thanh cái(kg) = T * W * L * tỉ trọng/1000
- Trong đó:
- T là độ dày
- W là chiều rộng
- L là chiều dài
- Tỉ trọng đồng đỏ = 8.95
- Ví dụ: Tính trọng lượng đồng thanh cái: 5mm x 50mm x dài 1m5
Trọng lượng = 5*50*1.5*8.95/1000 = 3,35625 kg
Hoặc trọng lượng = 5*50*1.5*0.00895 = 3,35625 kg
- Đồng đỏ tròn
- Trọng lượng đồng đỏ tròn( kg)= (DK * DK )/4 * 3.14 * L * tỉ trọng/1000
- Trong đó:
-
DK là đường kính
- L là chiều dài
- 3.14 là số pi (kí hiệu: π) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó
- Tỉ trọng đồng đỏ = 8.95
-
- Ví dụ: Tính trọng lượng đồng đỏ tròn đặc 46mm dài 3m
Trọng lượng = (46*46)/4*3.14*3*8.95/1000= 44,599 kg